Gạo lứt rẫy vì cộng đồng: từ bản làng tới bàn ăn.

Đăng bởi : CGO / vào ngày : 2021.11.19 / Trong danh mục: Cô gái Bh.nong

Từ khi cất chiếc thẻ nhà báo và “trả lại em yêu khung trời đại học” để trở về làng quê cũ, nơi mình sinh ra và lớn lên, để mở doanh nghiệp, thì Minh Nga xác định “đây sẽ là doanh nghiệp xã hội”, tức một Doanh nghiệp vì cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội (Social Entrepreneurship) lần đầu tiên xuất hiện tại Anh và hiện là mô hình rất phổ biến ở các nước như

Mỹ, Cannada, Singapo và đặc biệt là Israel. Những nước này đã thành công trong việc kết hợp mô hình kinh doanh của doanh nghiệp gắn với giải quyết các vấn đề xã hội.

Doanh nghiệp xã hội sẽ không đào tài nguyên trong lòng đất lên để khai thác, cũng không chặn suối ngăn sông làm thuỷ điện, cũng không phá rừng, cũng không mua qua b.án lại đất đai, biến thành những khu đô thị. Mục đích cao nhất là của doanh nghiệp xã hội là phải phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng.

Nơi Minh Nga sống là khu vực miền núi của tỉnh Quảng Nam, xung quanh đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số. Việc canh tác trồng trọt rất manh mún và nhỏ lẻ. Nga trước khi lên bản, chưa từng hình dung được cây lúa mà gieo trên rừng trên rẫy nó ra làm sao. Thu hoạch thế nào. Hạt tròn hạt méo…Gần như là lúa hoang dã! Lúa Nga biết họ gieo sạ dưới nước, bón phân, phun thuốc diệt cỏ, trừ sâu điên cuồng. Còn lúa của người đồng bào cứ tỉa trên nương, nắng gió gắt gao mà vẫn sống tươi tốt. Không cần lấy 1 hạt phân hóa học, 1 giọt thuốc diệt cỏ hèn gì đồng bào bảo làm lúa thấy SƯỚNG là phải. Là không tốn tiền cho mấy khoản đó.

4 năm trước, lần đầu tiên Nga bò lên tới rẫy, nhìn cảnh đồng bào tút lúa bằng tay mà ứa nước mắt. Nga có hứa vào mùa năm sau, Nga mua tặng bà con cái máy tút cho khỏe. Tút bằng tay chảy cả máu. Nhưng có những khu núi rừng xa xôi, máy móc không thể nào đưa vào tới. Mọi người vẫn tút bằng tay và cõng cả 10km về buôn làng. Thương lắm!

Nga ngay từ ngày về quê đã nghĩ sẽ không từ bỏ cái nguồn gạo sạch này đâu. Nó sạch từng milimet. Biết bao người cần nó. Nga làm bột ngũ cốc gạo lứt cho người già uống chữa bệnh, phụ nữ có bầu, lợi sữa sau sinh, mọi người khỏe mạnh.Trà gạo lứt thì thanh lọc gan, tốt tim mạch, tiểu đường, xương khớp, đẹp da. Cơm gạo lứt thì ăn tốt lắm, thực dưỡng tốt số 1 luôn, nhất là người tiểu đường. Gạo lứt sấy thì ăn liền tiện dụng.

Nhiều người cũng hỏi “Gạo lứt ngoài chợ đầy, rẻ bèo thế kia sao chị không mua về làm cho khỏe, chủ động nguồn nguyên liệu lại gi.á đầu ra sả.n p.hẩm dễ chịu với khách”. Ừ thì đúng! Gạo lứt ngoài chợ/ siêu thị không thiếu. Thế nhưng quan điểm của Nga: đã là người đi sau, phải khác biệt. Nếu cũng làm từ gạo lứt như người ta đã làm hàng tỷ năm nay, thì có gì mới?. Ở thị trường kinh doanh nhộn nhịp bây giờ, không MỚI LẠ & KHÁC BIỆT thì khó tạo ấn tượng. Chú Nguyễn Thanh Mỹ từng nói rằng nếu tạo ra 1 s.ản ph.ẩm không có gì mới so với họ từng làm thì đừng làm.

Cái mới của Nga cũng là cái quan trọng nhất là sự an toàn của nguyên liệu. Trong khi gạo lứt ngoài kia của người Kinh trồng ruộng nước, bón phân & thuốc như lẽ thường. Chưa kể sử dụng chất bảo quản để giữ hạt gạo không bị hư cả năm trời khi bày bá.n. Độc & hại cho sức khỏe, ít hay nhiều tất nhiên phải có. Nguồn gạo lứt vùng cao thì mọi người đã biết nhiều rồi. Chỉ 1 từ sạch từng… milimet. Từ cách gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch của đồng bào thủ công, thô sơ 1 cách khó tin. Hạt gạo của họ như hạt vàng vậy. Đồng bào chỉ dành gạo cúng Giàng và đãi khách quý từ miền xuôi lên.

Lâu nay bà con vốn trồng đủ để ăn, chứ chưa có khái niệm trồng để b.án. Minh Nga bắt đầu gặp họ, nhờ họ canh tác thêm gạo lứt trên những thửa đất rẫy của họ. Rồi mình thu mua về, phơi khô, xay xát, chế biến (rang, sấy) thành nhiều s.ản ph.ẩm, đóng gói đạt chuẩn rồi xuất b.án khắp nơi. Tiền lãi, Minh Nga quay lại thu m.ua lúa của bà con gi.á cao hơn, giúp họ mở rộng canh tác. Phần còn lại mình giúp họ sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ họ thuốc men, phương tiện học hành cho trẻ em, bảo hiểm cho người già…

Nga mang được gạo quý xuống xuôi, làm được nhiều sản phẩm… coi như kỳ tích. Bởi quá trình ấy gian nan không nói hết bằng lời. Bởi gần như phải lên nương lên bản chở lúa về, máy, sàn, lọc… từng hạt, từng hạt. Quý lắm mọi người ạ. Nga tự hào vì đây là hạt gạo vì cộng đồng, doanh nghiệp vì cộng đồng. Nga tự hào khi nhân viên công ty Bh.nong đang có mức lương cao nhất trong vùng [trung bình 7- 8 triệu]. Nga tự hào khi bà con trong vùng có đầu ra cho hạt gạo lứt quý này. Cùng Nga lan toả giá trị của hạt gạo lứt rẫy vì cộng đồng nha.

Này cô em gái Bh.nong

Sao em nặng nợ ruộng đồng vùng cao

Vì em thương mến đồng bào

Nên chọn hạt gạo giúp bao dân nghèo.